Tổ yến được xem như là sản phẩm cuối cùng mang lại giá trị thu nhập cho nhà đầu tư nuôi yến. Vì thế, các nhà đầu tư cần nắm được kỹ thuật thu hoạch tổ yến hiệu quả. Nếu lấy tổ yến không đúng thời điểm hay sai cách đều sẽ khiến năng suất đạt được không cao và chất lượng tổ yến thấp.
Số lần thu hoạch tổ yến trong một năm
Cần biết số lần thu hoạch tổ yến trong một năm cũng là một cách thu hoạch tổ yến hiệu quả. Thông thường mỗi một năm chúng ta có thể thu hoạch tổ yến 4 lần, cụ thể:
Trong trường hợp số lượng chim yến quá nhiều không còn nâng đàn được nữa: chim yến làm tổ đã xong, sẵn sàng để chim đẻ trứng, nhưng chưa có trứng. Phương pháp này còn được gọi là phương pháp cưỡng đoạt (trộm tổ). Tổ không đạt chất lượng như tổ đủ ngày tháng.
Trong trường hợp nâng đàn (nhà yến mới xây): Khi thu hoạch tổ yến cần phải thực hiện đúng phương pháp, chi tiết và chắc chắn để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến đàn yến và không làm cho chim cảm thấy mất yên tĩnh và bỏ đi.
Thời điểm thích hợp để thu hoạch tổ yến
Chọn thời điểm thích hợp để lấy tổ yến cũng là một điều rất quan trọng mà bạn cần biết rõ.
– Trước khi chim Yến đẻ trứng:
Thu hoạch ở thời điểm này là cách làm được ưa chuộng nhất bởi vì khi lấy tổ yến tại thời điểm này, tổ yến là sạch sẽ nhất, không bị nhiều bụi bẩn, phân hay lông yến. Giá trị tổ yến mang lại cũng là cao nhất vì thời gian xử lý ngắn do tổ yến đã sạch sẵn rồi. Khi chim Yến phát hiện ra là bị mất tổ thì sẽ lập tức xây lại tổ mới.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm đó là trọng lượng tổ yến thu được nhẹ hơn vì lượng nước dãi của chim Yến là ít. Và sức khỏe của chim yến sẽ bị ảnh hưởng vì chúng phải mất sức xây lại tổ mới, đặc biệt là những con chim Yến Mái đang chuẩn bị đẻ mà lại không có tổ để đẻ.
– Thu hoạch khi Yến đẻ 2 cái trứng:
Thời điểm thích hợp để lấy tổ yến tiếp theo đó là khi bạn thấy trong tổ yến có 2 cái trứng rồi thì bạn tiến hành lấy tổ yến. Nên nhớ là khi nào thấy 2 cái trứng thì mới lấy chứ không được lấy khi trong tổ mới có 1 trứng bởi vì như thế sẽ làm ảnh hưởng đến chim Yến mẹ, gây nhiều rắc rối cho chim Yến mẹ.
Thu hoạch tại thời điểm này có lợi là tổ yến lúc này đã hoàn thành đầy đủ về cấu trúc, tổ yến dày hơn và đạt chất lượng cao hơn.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là số lượng chim yến trong nhà nuôi sẽ bị giảm đi do không có trứng nở đẻ ra những con chim yến non.
– Thu hoạch tổ yến sau khi chim yến non rời tổ:
Cách thứ ba trong phương pháp thu hoạch tổ yến đó là lấy tổ yến khi chim non đã rời tổ. Với cách này thì bạn sẽ được lợi là số lượng tổ yến sẽ tăng lên nhiều lần do chim non rời tổ sẽ ở lại trong nhà và tiếp tục xây tổ mới.
Tuy nhiên, nhược điểm của cách này là chất lượng tổ yến thu được không sạch mà có nhiều tạp chất, lông yến…cần phải qua nhiều khâu xử lý nên có thể giá trị dinh dưỡng có trong tổ yến sẽ bị giảm đi.
Có thể thấy rằng mỗi phương pháp thu hoạch thì đều có những ưu, nhược điểm riêng. Để mang lại hiệu quả cao nhất thì bạn nên thử từng phương pháp một xem cách nào phù hợp và cho hiệu quả cao nhất hoặc bạn có thể kết hợp 3 phương pháp lại với nhau.
Một số lưu ý trong quá trình lấy tổ yến
- Thời gian chính xác nhất để thu hoạch tổ yến là 9h00 -15h00, đó là lúc đi kiếm mồi. Tránh thu hoạch vào lúc chim đang nghỉ vì sẽ làm xáo trộn cuộc sống của chim.
- Thời điểm thu hoạch cũng là lúc kiểm tra và loại bỏ các yếu tố gây hại đối với chim.
- Để cho tổ chim yến không bị gãy thì trước khi lấy đi thì phải phun nước trước, xung quanh chỗ tổ gắn vào xà thanh gỗ. Tiếp đến dùng dao mỏng để gạt hớt nó.
- Thời gian lấy tổ và sự phân bố của các tổ lấy đi đều cần phải chú ý, làm sao để chim không bối rối và có thể giúp nó làm tổ trở lại lúc ban đầu
Ngoài ra để chất lượng tổ được tốt nhất thì gỗ yến cũng đóng một phần quan trọng, chim làm tổ trên thanh mỗi loại gỗ sẽ cho ra những màu khác nhau, mọi người có thể cân nhắc lựa chọn những loại gỗ yến phù hợp từ Xưởng Gỗ Yến cung cấp.